Đờn Ca Tài Tử Bến Tre
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nghệ nhân ưu tú Minh Lời

Go down

Nghệ nhân ưu tú Minh Lời  Empty Nghệ nhân ưu tú Minh Lời

Bài gửi by Admin Tue Mar 29, 2016 6:40 pm

Đôi nét về Nhạc sĩ_Soạn Giả Minh Lời

Tiếng nguyệt cầm trầm bổng vọng đưa
Đưa lòng con vào tiếng đàn xưa
Nỗi nhớ cha khi tuổi đã già”.
Buổi sáng hôm ấy, trời mùa Thu lồng lộng mây cao xanh ngát, đông đảo những người làm công tác văn hóa, văn nghệ, những nghệ sĩ các đoàn hát, những nghệ nhân dân gian già trẻ, gái trai đã tề tựu tại hội trường Nhà văn hóa Người cao tuổi tỉnh, xôn xao nụ cười vui, chờ dự lễ truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian Việt Nam” đầu tiên của Bến Tre.
Buổi lễ giản đơn, nhưng rất trang trọng, ấm áp tình nghệ sĩ dành cho hai nghệ nhân dân gian Việt Nam Ba Móng và Mười Út. Tiếng đàn, lời ca của nghệ sĩ Minh Nhường, Minh Lời, em gái ca sĩ Mộng Thường cùng với hai cháu ngoại của nghệ nhân Ba Móng là Minh Đậm (nhạc trưởng Đoàn Cải lương Bến Tre), Minh Đuột (nhạc trưởng Đoàn Cải lương Long An) hòa nhịp với lớp học trò đờn ca mà tôi không nhớ hết tên, đã trổi lên những âm điệu thanh thoảng, trầm buồn mà sao rất thiết tha, ngọt ngào.
Có thể nói, nhạc sĩ Minh Nhường, Minh Lời là hai đứa con và là học trò thành đạt của nghệ nhân dân gian Việt Nam Ba Móng. Cả hai từ thuở 15 tuổi đã theo cha học đờn nhạc lễ, nhạc đờn ca tài tử, sân khấu cải lương. Lớn lên, Minh Nhường làm nhạc công của Đội Thông tin lưu động thuộc Ty Văn hóa - Thông tin tỉnh Bến Tre, rồi nhạc công của Đoàn Cải lương Bến Tre, Đoàn Cải lương Trần Hữu Trang, Đoàn Cải lương Trung Hiếu (Công an TP. Hồ Chí Minh) và trở thành nghệ sĩ, nhạc sĩ của Đài Phát thanh và Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh, đồng thời tham gia nhiều buổi biểu diễn đờn ca tài tử ở nhiều nơi. Với trên 45 năm tuổi nghề, nhạc sĩ Minh Nhường đã trở thành danh cầm sân khấu cải lương và đờn ca tài tử cũng như nhạc lễ. Và anh đã rèn được ngón đờn tài nghệ, điêu luyện tinh thông, vững chắc với âm sắc truyền cảm qua các nhạc cụ ghi-ta phím lõm, violon, kìm, cò…
Nhạc sĩ Minh Lời cũng theo con đường từ nhạc công Đoàn Cải lương Bến Tre, Đoàn ca múa... nhưng tập trung nghiên cứu, sáng tác bài ca các bài bản tổ, đờn ca tài tử và bài bản cải lương. Anh là người sử dụng được nhiều loại đàn như: tranh, kìm, sến, bầu, violon, ghi-ta phím lõm… Đến nay, anh đã sáng tác gần 100 bài vọng cổ, bài bản đờn ca tài tử, kịch bản cải lương. Đáng chú ý nhất là anh đã xuất bản hai tập sách: “Bài bản cải lương và tài tử Nam Bộ” và quyển “Bài bản tài tử và lời ca mới” rất công phu nghiên cứu, sưu tầm. Ngoài ra, anh còn đào tạo trên 100 học trò đờn và ca tài tử phục vụ cho phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong tỉnh.
Nhớ lại những năm 80, Minh Nhường, Minh Lời cùng các nghệ nhân như Ba Móng, Sáu Phan, Ba Còn, Chín Thanh phối hợp với nghệ sĩ Tấn Đạt, Điền Tử Lang tổ chức các đêm thu âm các bài ca của nhiều tác giả tại Đài Phát thanh Bến Tre, trong đó có bài ca của nhạc sĩ Minh Lời, Thanh Sử. Với tư cách là người chịu trách nhiệm sản xuất thu âm các tác phẩm bài ca, lúc đó tôi có chú tâm đến những bài bản của nhạc sĩ Minh Lời. Tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình và kế thừa bản sắc “nhà nòi” về văn nghệ dân gian của cha anh, ngay từ lúc trẻ, ngón đàn ghi-ta phím lõm của Minh Lời đã chinh phục được Ban lãnh đạo Đoàn Văn công giải phóng Bến Tre. Từ đó, anh có nhiều điều kiện phát triển nghề đờn ca và trong sáng tạo các tác phẩm từ 20 bài bản tổ.
Cũng như các nghệ sĩ sáng tác trong tỉnh, anh luôn đắm mình vào những bài ca ca ngợi truyền thống gia đình, ca ngợi quê hương, ca ngợi Đảng, những anh hùng dân tộc. Bài ca anh đã thể hiện sự chân chất, hiền hòa dễ đi vào lòng người:
“Nhà mình nghèo không ruộng vườn nên vất vả, chỉ có mái lá đơn sơ cất tạm nhờ đất bà con. Đêm đêm về nghe tiếng dế nỉ non, gió đưa xạc xào tàu dừa, khóm chuối. Tiếng nấc nghẹn lòng hận lũ xâm lăng, gây cảnh nhà tan, xóm làng xơ xác”.
Để rồi gia đình rơi vào cảnh khó khăn khôn lường:
“Đi bắt ốc hái rau đắp đổi qua ngày. Mẹ khổ đau khi tay bồng con nhỏ, thương ba con bị giam cầm mà tím ruột bầm gan…”
(Nhớ tiếng đàn khuya)
Và nét thuần thục đó như luôn gắn bó với quê hương, nặng lòng với xứ Dừa một thuở đi vào cổ tích:
“Dáng đứng quê hương có từ vần thơ Đồ Chiểu, từ hạt giống đỏ đầu tiên nơi đất Tân Xuân ơn Đảng gieo trồng. Từ mùa Thu xưa rạng rỡ ánh mai hồng. Ơ… ba dải cù lao phù sa màu mỡ, chở nặng tình đời vượt sóng gió gian truân. Nắng gội mưa nhuần từ gian khổ đi lên, đẹp dáng, đẹp hình thướt tha mà anh dũng. Trọn nghĩa nước non, một lòng theo Đảng, chói rạng cuộc đời lẫy lừng trang sử mới”.
(Hương dừa quê em)
Cũng trong bài ca trên, chính sự thủy chung vẹn toàn đó đã để lại đời sau:
“Còn nghe vọng vang tiếng mõ dồn thúc giục, sóng dậy lửa bừng ngày Đồng Khởi kiên trung”...
Đặc biệt, sự thật thà dịu êm trong bài ca của Minh Lời còn ngân vang mãi một quá khứ hào hùng của cha ông, đã để lại dấu son lung linh muôn thuở cho đời sau:
“Anh hỏi mẹ vì sao gọi là cây da đôi? Bỗng mẹ rưng rưng nghẹn ngào qua tiếng nói: Hai cây Da có tự bao giờ không biết, còn với tên gọi là cây Da đôi đã có tự lâu rồi… Hồi ông ngoại hy sinh trên mảnh đất quê mình… Vào năm một chín ba mươi, trên ngọn hai cây da ông ngoại con là người vươn cao cờ búa liềm đỏ thắm. Để người đời mãi gọi cây Da đôi”.
(Hát về cây da đôi)
Cũng từ phong trào đờn ca tài tử này, từ năm 1997 đến nay, Minh Lời là nhạc sĩ được tín nhiệm là chủ nhiệm đờn ca tài tử tỉnh Bến Tre.

Nghệ nhân ưu tú Minh Lời  OCvR4Nb

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 29/03/2016

https://doncataitubentre.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết